Trong bất kỳ lĩnh vực sản xuất nào, vấn đề an toàn lao động luôn luôn được ưu tiên đặt lên hàng đầu, sản xuất cơ khi cũng vậy. Đảm bảo an toàn trong xưởng cơ khí chính là cách góp phần đảm bảo tính mạng cho người và tài sản trong quá trình lao động. Nhưng để làm được điều này thì trước tiên bạn cần hiểu khái niệm về an toàn là gì, cách đảm bảo an toàn như thế nào,…như vậy mới có thể đảm bảo an toàn tính mạng cho chính bạn cũng như mọi người xung quanh. Trong bài viết này, MayCoKhi.com sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên!
An toàn lao động là gì?
An toàn lao động là những
giải pháp phòng chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm đảm bảo không xảy
ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình sản xuất và lao động.
An toàn lao động trong
xưởng cơ khí là hoạt động, biện pháp bảo vệ sự an toàn của người lao động trong
quá trình sản xuất, gia công trong xưởng cơ khí
Nguyên nhân gây mất an toàn trong xưởng cơ khí
Việc đảm bảo an toàn
trong xưởng cơ khí là cách góp phần hạn chế tối đa thương tổn, tai nạn cho người
lao động, tránh được những mất mát, thiệt hại về người và tài sản trong quá
trình lao động trong xưởng cơ khí.
Nhưng để đảm bảo được sự
an toàn cho người lao động, bạn cần phải tìm hiểu những nguyên nhân gây nên tai
nạn trong quá trình sản xuất cơ khí để từ đó tìm ra được những biện pháp khắc
phục. Dưới đây là những nguyên nhân có thể xảy ra trong quá trình sản xuất cơ
khí:
- Thiết bị bảo hộ của
người lao động không đảm bảo an toàn
- Khả năng bị điện giật
do máy móc bị hở điện
- Người lao động không
thực hiện đúng các tiêu chuẩn, quy trình sử dụng máy an toàn
- Do không thực hiện
đúng nội quy an toàn lao động trong xưởng sản xuất.
- Do điều kiện bên
ngoài kém như thiếu ánh sáng, không có hệ thống thông gió hoặc hệ thống thông
gió hoạt động kém, độ ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép
- Do giao thông đi lại
trong xưởng không được thuận tiện
- Do sắp xếp nguyên vật
liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, thiết bị máy móc không được gọn gàng
- Khả năng xảy ra hồ
quang và bắn tung tóe của kim loại nóng trong quá trình hàn cơ khí
- Sự hiện diện các tạp
chất có hại trong không khí, được hình thành trong quá trình vận hành của các
thiết bị trong phân xưởng.
- Do bức xạ nhiệt
- Nhiệt độ tăng cao của
bề mặt thiết bị, vật liệu;
- Mức độ ồn nơi làm việc
tăng cao
- Mức độ rung trong xưởng
sản xuất cơ khí tăng cao
Như vậy, để loại bỏ hoặc
giảm thiểu các yếu tố này thì các bạn cần phải tìm ra được các biện pháp khắc
phục.
Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất cơ khí
Ngoài những nguyên nhân
gây mất an toàn trong xưởng cơ khí nói trên thì bạn cũng nên biết những yếu tố
nguy hiểm có thể xảy ra trong sản xuất cơ khí như:
- Mối nguy hiểm cơ khí
do máy móc, do người vận hành tiếp cận vào các khe hở, các cạnh góc sắc nhọn,
các bề mặt thô nhám nhô ra.
- Mối nguy hiểm do rơi
trượt, vấp ngã
- Mối nguy hiểm do rò rỉ
điện
- Mối nguy hiểm do nhiệt
- Mối nguy hiểm do tiếng
ồn
- Mối nguy hiểm do bức
xạ
- Mối nguy hiểm do vật
liệu, chất liệu gây ra
Các biện pháp đảm bảo an toàn trong xưởng cơ khí
Để ngăn ngừa những
nguyên nhân có thể xảy ra cũng như thương tích trong xưởng cơ khí thì cần tuân
thủ các biện pháp sau:
Các
biện pháp chính để giảm mức độ tiếng ồn ảnh hưởng đến con người tại nơi làm việc
trong xưởng cơ khí:
- Sử dụng các rào cản
cách âm
- Sử dụng bộ giảm thanh
trong trường hợp phát ra tiếng ồn của khí thải vào bầu khí quyển.
- Sử dụng các phương tiện
bảo vệ cá nhân như quần áo, giày dép, kính bảo hộ,bịt tai, mặt nạ phòng độc và
mũ bảo hiểm.
Các
biện pháp chính để giảm rung động trong xưởng máy:
- Sử dụng các phương tiện
bảo vệ cá nhân: giày có đế giảm sốc, găng tay có đế chèn đặc biệt, găng tay và
găng tay có đế mềm.
Các
biện pháp bảo vệ cho người lao động
- Không mang găng tay
khi vận hành máy
- Không sử dụng giày,
dép cao gót trong xưởng cơ khí mà phải đi giày dép bảo hộ theo quy định của xưởng
- Không tự ngắt hoặc bật
nguồn điện trong xưởng cơ khí
- Mặc quần áo bảo hộ, đồng
phục theo đúng quy định
- Đối với phân xưởng,
máy móc
- Sắp xếp, vệ sinh phân
xưởng một cách gọn gàng
- Kiểm tra máy móc trước
khi vận hành
- Không để các vật dễ
cháy ở trong phân xưởng
- Có bộ phận bảo vệ,
che chắn máy móc một cách cẩn thận
- Trang bị các thiết bị
phòng cháy chữa cháy
Ngoài ra, bạn cũng cần
chú ý đến ánh sáng trong môi trường làm việc. Để tạo điều kiện chiếu sáng bình
thường tại nơi làm việc trong các cơ sở công nghiệp, người ta sử dụng hai loại
chiếu sáng – tự nhiên và nhân tạo.
Hơn nữa, hoạt động của
hầu hết các máy móc trong xưởng đều gắn liền với việc sử dụng năng lượng điện
nên vấn đề an toàn điện rất được chú trọng. An toàn điện là hệ thống các biện
pháp, phương tiện tổ chức, kỹ thuật bảo đảm bảo vệ con người khỏi tác hại, nguy
hiểm của dòng điện, hồ quang điện, điện từ trường và tĩnh điện.
Những quy tắc an toàn trong vận hành máy cơ khí
1. Chỉ sử dụng máy móc thuộc quyền phụ trách của mình
Trong các quy tắc an
toàn khi vận hành máy móc gia công thì đây sẽ là quy tắc đầu tiên cần nhớ.
Ngoài người phụ trách, không ai được quyền khởi động hay vận hành bất kỳ thiết
bị, máy móc nào.
Trong trường hợp có sự
cố khẩn cấp cần người vận hành thay. Người vận hành tạm thời cũng phải có vai
trò, trình độ tương đương với người vận hành chính thức. Đấy là điều kiện tiên
quyết để đảm an toàn cho chính bạn cũng như những người xung quanh.
2. Kiểm tra vị trí đứng an toàn
Bất kì một thiết bị, dụng
cụ hay máy móc đều có hạng mục bảo vệ an toàn lao động. Trước khi sử dụng thiết bị, hãy kiểm tra hạng
mục an toàn, vị trí đứng của mình một cách cẩn thận. Việc đứng đúng vị trí, giữ
đúng khoảng cách sẽ hạn chế nguy cơ rủi ro có thể gặp phải trong quá trình vận
hành máy móc như: Phoi bắn vào mắt, ánh sáng máy laser chiếu vào người, che khuất
tầm nhìn máy chạy, dao phay…
Nhiều cá nhân thường chủ
quan nên không kiểm tra vị trí đứng hàng ngày. Tuy nhiên, đây là một yêu cầu vận
hành an toàn bắt buộc mà bạn cần phải ghi nhớ! Điều này đặc biệt quan trọng với
những loại máy như Hàn kim loại hay phay kim loại.
3. Tuyệt đối không để máy hoạt động khi không có người điều khiển
Dù bạn đứng ngay trên
máy nhưng nếu làm việc khác, hãy tắt máy ngay lập tức. Đây là một trong 8 quy tắc
an toàn khi vận hành máy móc không thể quên. Chỉ một sự cố nhỏ xảy ra mà không
kịp thời xử lý thì có thể gây ra những hệ lụy vô cùng đáng tiếc. Nó không chỉ
gây nguy hiểm cho bạn mà còn ảnh hưởng tiến độ chất lượng sản phẩm gia công. Hoặc
gây ra tai nạn cho người xung quanh và toàn hệ thống.
4. Tắt công tắc/ ngắt nguồn máy móc khi mất điện
Mất điện khiến công việc
vận hành máy móc bị ngưng trệ. Lúc này, nhiều người thường bỏ ra ngoài mà quên
việc ngắt nguồn điện, tắt máy móc. Dẫn tới khi có điện lại, máy hoạt động mà
không có người điều khiển.
Vì vậy, hãy nhớ luôn tắt
nguồn, ngắt công tắc khi mất điện. Điều này không chỉ hạn chế tối đa những rủi
có thể gặp phải khi có điện máy tự khởi động lại mà không có người vận hành. Mà
còn phòng chống cháy nổ do chập điện khi điệp áp chưa ổn định. Tránh lãng phí
khi có điện vào giờ nghỉ mà không biết để dừng hoặc ngắt kịp thời.
5. Chỉ thực hiện điều chỉnh hoạt động máy khi nó đã ngừng hoạt động hẳn
Nếu có nhu cầu điều chỉnh,
thay đổi hoạt động của thiết bị, bạn cần phải ngắt động cơ. Chờ cho máy dừng hẳn
mới tiến hành việc điều chỉnh.
Nhiều người thiếu kiên
nhẫn thường sử dụng dụng gậy, khăn, tay để dừng máy vội vàng. Sau đó điều chỉnh
khi máy còn chưa dừng hẳn. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ bị điện giật, bị máy
phay vào tay đối với các thiết bị như tiện, khoan.
6. Mặc trang phục bảo hộ phù hợp
Sử dụng trang phục bảo
hộ là vô cùng cần thiết để bảo hộ tính mạng cũng như thể chất cho người lao động.
Chúng sẽ bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm do thường xuyên tiếp xúc với những vật
sắc nhọn. Tránh được các sự cố không mong muốn trong quá trình sản xuất như bắn
phoi, bắn dao, vỡ đá mài… Hoặc các yếu tố nguy hại khác như tia lửa điện, tia lửa
hàn, bụi mịn kim loại, hóa chất độc hại, tia laser…
Để đảm bảo an toàn tùy
theo tính chất công việc trong xưởng, bạn cần lựa chọn và sử dụng trang phục bảo
hộ phù hợp. Đồng thời, tuân thủ những tiêu chuẩn về đồng phục bảo hộ. Như không
mặc trang phục quá dài, không sử dụng khăn quàng, không để tóc ra khỏi mũ…
Chúng có thể bị cuốn vào động cơ và gây nguy hiểm khó lường cho người vận hành.
7. Thường xuyên bảo trì và kiểm tra máy trước khi vận hành
Sau một thời gian sử dụng,
các loại máy móc đều cần được bảo trì. Từ đó, đảm bảo nó luôn hoạt động ở trạng
thái tốt nhất có thể. Vậy nên, bạn cần tuân theo lịch bảo trì định kỳ của thiết
bị.
Đặc biệt, trước khi vận
hành máy hãy chú ý kiểm tra xem thiết bị có gì bất thường không. Việc bảo dưỡng
kiểm tra kỹ càng sẽ giúp bạn hạn chế những nguy cơ xảy ra trong trường hợpvận
hành có bất thường.
8. Treo thông báo tình trạng khi máy hỏng
Trong quá trình vận
hành, nếu phát hiện ra thiết bị có vấn đề bạn cần nhanh chóng dừng mọi hoạt động
của máy. Sau đó thông báo với bên bảo trì, sửa chữa để được hỗ trợ một cách hiệu
quả.
Hãy treo bảng thông báo
“Thiết bị hỏng/ Máy phay CNC đang hỏng” lên trên máy. Để chắc chắn rằng bất kỳ
ai có ý định đến gần, sử dụng máy đều thấy bảng thông báo đó. Tránh họ khỏi động
hoặc sử dụng gây nên những tai nạn đáng tiếc.
Nguồn:
MayCoKhi.com